Tư vấn

Lịch sử ngành in lụa

Cập nhật: 02-11-2023 03:08:53 | Tư vấn | Lượt xem: 118

Cùng In Trường Phú tìm hiểu kỹ hơn về lịch sử của ngành in lụa.

Lịch sử ngành in lụa, in lưới

In lụa hay còn được là in lưới. Đây là phương pháp in đã ra đời từ rất lâu. Vậy bạn hiểu gì về lịch sử của ngành in lụa, in lưới? Hãy cùng in Hải Phòng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này sau bài viết dưới đây nhé!

In lụa hay in lưới là cái tên thông dụng do giới thợ in đặt ra. Nó bắt nguồn từ bản lưới của khuôn in được làm bằng tơ lụa. Sau đó thì các bản lưới lụa có thể được thay thế bằng các vật liệu khác trên thị trường. Có thể kể đến như sợi vải bông, vải sợi hóa hóa, vải lưới kim loại…

Phương pháp in lụa được thực hiện theo nguyên lý giống như in mực dầu trên giấy nến. Chỉ có một phần của mực in sẽ được thấm qua giấy in và in lên vật liệu cần in. Một số mắt lưới khác sẽ được bịt kín bởi những hóa chất chuyên dụng.

Kỹ thuật in lụa, in lưới được sử dụng nhiều cho các vật liệu in như vải, thủy tin, nilong, mạch điện tử, mặt đồng hồ cũng như một số sản phẩm khác nhau gỗ, giấy, kim loại, gạch men…

Lịch sử ngành in lụa

Quá trình hình thành và phát triển của in lụa

Lịch sử phát triển của ngành in lụa bắt nguồn từ hàng nghìn năm về trước. Ở thời điểm đó con người đã biết sử dụng sợi tơ kéo căng cố định lên trên một khung gỗ. Sau đó họ sẽ sử dụng keo hồ chát lên trên bề mặt và phơi khô chúng. Họ sẽ để hở ra một khoảng trống để mực có thể xuyên qua các khoảng trống đó. Như vậy thì có thể sử dụng để sao chép chữ hoặc hình ảnh nhiều lần được.

Đây là phương pháp được người Trung Quốc sử dụng nhiều để chép chữ lên giấy. Hoặc sử dụng làm các tờ tấu, tờ lệnh, thơ văn…

Dần dần thì công nghệ này được nhiều người Châu Âu biết đến. Từ đó thì kỹ thuật này cũng có nhiều bước phát triển mới và đạt được nhiều thành tựu đáng kể cho ngành in lụa.

Vào những năm 1870 thì công trình nghiên cứu sử dụng vải tơ để làm lưới in đã được tiến hành khá nhiều tại Đức và Pháp.

Tại Anh Quốc vào năm 1907 Samuel Simo đã sáng chế ra quá trình làm lưới bằng các sợi tơ.

Vào năm 1914 tại San Francisco, Canifornia Mỹ, John Pilsworth đã phát triển được phương pháp in lưới bằng nhiều màu khác nhau.

Đến năm 1925 kỹ thuật in này đã được sử dụng phổ biến trên thế giới. Nó được sử dụng trên nhiều loại vật liệu khác nhau. Đó là có thể in trên giấy, in trên vải, in trên bìa, kim loại, thủy tinh hay các loại da…

Hiện nay dù công nghệ kỹ thuật phát triển nhưng ngành in lụa vẫn được duy trì. Tuy nhiên nó có đổi mới để phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường.

==>Xem thêm In lụa tại Hải Phòng

Ngành in lụa có lịch sử như thế nào

Quá trình hình thành và phát triển của ngành in lụa tại Việt Nam

Như chúng ta đã biết ngành in tại Việt Nam đã có từ rất lâu đời. Nó xuất hiện từ thời phong kiến. Đó là thời nhà Lý. Tuy nhiên nó được lưu hành trong phật giáo và dưới sự quản lý của Nhà nước.

Người có công truyền bá ngành nghề in này đó là Lương Như Hộc. Ông đã từng sang Trung Quốc hai lần để học được kỹ thuật in khắc bàn gỗ và truyền lại cho người dân làng Liễu Tràng Hồng Lục.

Đến thế kỷ XX thì những kỹ thuật in lưới mới đã được du nhập vào Việt Nam. Nó bắt nguồn từ Pháp những năm 1950 do ông Phạm Tiến Đạt đã tốt nghiệp kỹ sư bên Pháp là người khai sáng ra. Ông đã mở nhiều xưởng in ở Sài Gòn và in trên nhiều loại chất liệu khác nhau. Sau đó nghề này được truyền lại và có nhiều người thành danh trong nghề in lụa ở Sài Gòn.

Đến thế kỷ XXI thì ngành in lụa in lưới vẫn được duy trì và phát triển tại Việt Nam. Dù có khá nhiều công nghệ in tiên tiến khác ra đời nhưng ngành in lụa vẫn không hề bị mai một theo thời gian.

Trên đây là lịch sử phát triển của ngành in lụa in lưới. Chắc chắn những chia sẻ trên sẽ là thông tin đầy hữu ích dành cho mọi người để hiểu hơn về ngành in lụa.

==>Có thể bạn quan tâm In trên vải Hải Phòng

Lịch sử hình thành và phát triển của ngành in lụa

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH IN & QUẢNG CÁO TRƯỜNG PHÚ

Địa chỉ:  Số 146 Đường Lê Lợi - Quận Ngô Quyền - TP. Hải Phòng

Hotline tư vấn: 0903.988.796

Email: intruongphu@gmail.com

Website: www.intruongphu.com

Chat với Trường Phú