Tin tức & sự kiện

In Offset - Lịch sử hình thành và phát triển ngành in offset ở Việt Nam

Cập nhật: 12-04-2018 01:15:54 | Tin tức & sự kiện | Lượt xem: 2905

In offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in.

In Offset - Lịch sử hình thành và phát triển ngành in offset ở Việt Nam - Thiếp cưới Hải Phòng

Các ưu điểm của kỹ thuật in offset là:

 •  Chất lượng hình ảnh cao – nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in.
 •  Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám).
 •  Việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn.
 •  Các bản in có tuổi thọ lâu hơn – vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.

In Offset - Lịch sử hình thành và phát triển ngành in offset ở Việt Nam - Thiếp cưới Hải Phòng
In offset ngày nay đã trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất trong in ấn thương mại. Tuy vậy trong các in ấn dành cho thú vui cá nhân, người ta vẫn có thể tạo ra một số ít sách với chất lượng cao, sử dụng cách in trực tiếp. Một số người vẫn thích các đường nét chìm nổi để lại trên giấy từ việc in trực tiếp. Thậm chí một số sách kiểu này còn được in bằng các bản in được xếp từ các con chữ chì, đây là công nghệ in typo, một công nghệ khá cổ.

Lịch sử hình thành và phát triển tại Việt Nam

Trước khi nghề in offset phổ biến ở nước ta, một số nhà in Việt nam đã trang bị kỹ thuật in thạch bản trên máy (Lythographic) để in các loại tranh ảnh, nhãn hàng nhiều màu… ở Hà Nội, những nhà in có máy in thạch bản là nhà in Ngô Tử Hạ, Lê Văn Phúc, Nguyên Ninh, Quốc Hoa… Sớm hơn cả là các nhà in tư bản Pháp như: Viễn Đông (IDEO) và Tô-panh ở Hà Nội, các nhà in Portail, Ardim ở Sài Gòn… trong thời gian đại chiến lần thứ hai (1941 – 1945), nhà in Viễn Đông đã in giấy bạc Đông Dương loại mệnh giá nhỏ bằng kỹ thuật in offset​ để phát hành trong toàn Đông Dương. Từ năm 1970, ở Sài Gòn đã phổ biến việc in báo hàng ngày bằng Công nghệ in offset mà trước đó chủ yếu chỉ dành cho việc in tranh ảnh và các nhãn hàng nhiều màu. Bên cạnh đó, việc phát triển kỹ thuật in lõm thường gọi là in ống đồng (Héliogravure) cũng được một số nhà in ở Sài Gòn sử dụng để in nhãn hàng in trên màng mỏng, bao bì hoặc giấy hoa văn nhiều màu để trang trí nội thất.

In Offset - Lịch sử hình thành và phát triển ngành in offset ở Việt Nam - Thiếp cưới Hải Phòng

Thời kỳ thực dân Pháp thống trị, toàn Đông Dương có khoảng trên 100 nhà in có thể in được các loại sách báo và các loại giấy tờ khác. Thời kỳ chống Mỹ, miền Bắc có khoảng trên 300 nhà in, toàn miền nam có khoảng 1500 nhà in, tập trung nhiều nhất ở Sài Gòn. Ngay từ khi Đảng ta ra đời, nhiều cơ sở in bí mật đã được tổ chức in sách, báo cách mạng của Đảng và các đoàn thể cứu quốc. Các cơ sở in bí mật lúc đầu sử dụng những vật liệu, phương tiện hết sức thô sơ như: in bằng đất sét, bằng thạch (Đông Sương), bằng giấy sáp làm bằng tay là phổ biến. Vì vậy số lượng ấn bản ít, chỉ khoảng vài trăm tờ và chất lượng không đẹp.

Từ năm 1940 cải tiến in bằng đá li – tô, gần giống với kỹ thuật in thạch bản bằng máy, nhưng là chế bản thủ công (viết chữ ngược) và lăn tay bằng lô cao su. Những tờ báo của Đảng và Mặt trận Việt Minh như Cờ Giải Phóng, Cứu Quốc, Lao Động, báo Binh vận Kèn gọi lính… đều được in bằng phương pháp này và đã góp phần không nhỏ vào cách mạng tháng 8 năm 1945.

Trong kháng chiến chống Pháp, nhiều nhà in ty-pô đã được xây dựng và phát triển. Ở miền Bắc có các nhà in như: Tiến Bộ, Cứu Quốc, Nhân Dân, Quân Đội, Lao Động và nhiều nhà in ở các liên khu, các tỉnh. Ở miền Nam có nhà in Trần Phú và các nhà in của quân đội, mặt trận, giáo dục… Đặc biệt có hai nhà in đã sử dụng Kỹ thuật in offset để in “giấy bạc Cụ Hồ” và một số tài liệu khác như các loại tem, phiếu, tranh ảnh… Ở Việt Bắc có nhà in Tài chính, sau chuyển thành Nhà in Ngân Hàng. Ở miền Nam có Cơ quan Ấn loát đặc biệt của Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ đóng tại chiến khu U Minh (thuộc tỉnh Minh Hải ngày xưa).

Ngày 10 – 10 – 1952 Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh 122/SL thống nhất các hệ thống in của các ngành thành Nhà in quốc gia với chức năng quản lý cả ba khâu: xuất bản, in và phát hành báo, sách như một Tổng cục Xuất bản. Sau ngày chống Pháp thắng lợi, đất nước tạm thời chia thành hai miền. Phần lớn cán bộ, công nhân cùng thiết bị in của miền Nam tập kết ra miền Bắc và bổ sung vào các nhà in, đặc biệt là ở Nhà máy in Tiến Bộ. Tiếp đó, miền Bắc tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các nhà in ta nhân toàn miền Bắc lúc đó có 250 nhà in đúc chữ, đóng sách… Riêng Hà Nội có 163 nhà in. Các xí nghiệp in công tư hợp doanh ngày càng mạnh và phát triển, chất lượng sách báo, tranh ảnh, nhãn hàng in đẹp hơn trước. Các nhà tư sản in và các tiểu chủ được giao những công việc thích hơp trong các nhà in công tư hợp doanh. Họ vẫn được tiếp tục hưởng lãi hợp lý theo chính sách cải tạo của Nhà nước.

Thời kỳ này, chiếc máy in lưu động do anh Đỗ Huy Đông sáng tạo đã được cải tiến để gửi đi các chiến trường phục vụ in báo, sách, kể cả vào miền Nam và sang nước bạn Lào. Ở miền Nam cũng có phong trào đóng máy in bằng gỗ với các phụ tùng dễ kiếm, theo sáng kiến của ông Trần Văn Trừ ở Long An, gọi là “máy cây” có tác dụng tốt. Nhiều tỉnh đã đến nhà in Trần Phú học cách đóng máy này về sử dụng tại địa phương.

In Offset - Lịch sử hình thành và phát triển ngành in offset ở Việt Nam - Thiếp cưới Hải Phòng

Miền Bắc xây dựng nhiều nhà máy in lớn như Nhà máy in Tiến Bộ gồm cả in ty-pô và offset, qui mô lớn nhất trong cả nước. Nhà in Báo Nhân Dân từ 1 – 5 – 1955 được tách riêng và chuyên in báo hàng ngày của Đảng bằng máy in cuốn ty-pô (Rotative) tốc độ cao 36.000 tờ in /giờ. Các nhà in Ngân hàng, Quân đội và một số tỉnh như: Hải Phòng, Thanh Hóa, cũng có nhà in được trang bị mới.

Thời gian này, các nhà in Quốc Gia giải thể, Nhà nước thành lập Cục Xuất bản, rồi Vụ Xuất bản, và Cục Quản lý in, và cuối cùng lại trở về Cục Xuất bản từ năm 1961 để quản lý, chỉ đạo ngành in. Năm 1978, thành lập Liên hiệp các xí nghiệp In và đến năm 1991 lại trở lại Cục Xuất bản để quản lý Nhà nước và ba khâu: xuất bản, in và phát hành.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhà nước đã tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với toàn bộ các nhà in ở miền Nam. Bấy giờ phần lớn trang thiết bị của nhà in, nhất là tại Sài Gòn đã phổ biến dùng Máy in offset. Việc in báo hàng ngày đã hoàn toàn dùng máy in offset cuốn từ năm 1970, các nhà in lớn của chính quyền Mỹ – Ngụy, của tư sản được quốc doanh hóa. Những nhà in lớn của các nhà tư sản được Công tư hợp doanh. Còn lại những nhà in nhỏ được tổ chức lại thành các nhà in tập thể, sản xuất phát triển, đời sống công nhân được bảo đảm, hệ thống các cơ sở in hợp lý và tạo điều kiện điều chỉnh thiết bị in cho cả nước.

Tới nay, qua nhiều năm đổi mới, ngành in cả nước đã được thay đổi, trang bị theo hướng hiện đại: thay sắp chữ chì bằng máy vi tính, thay in ty-po bằng in offset để in các loại báo hàng ngày, hàng tuần, tập san, tạp chí, các loại sách giáo khoa…

(Sưu tầm)

Chat với Trường Phú